Lịch sử Săn hổ

Cảnh săn hổ ở Mãn Châu

Trong lịch sử, hổ đã bị săn bắt bằng các hình thức khác nhau như chuyến hành trình (đi bộ), trên lưng ngựa, và trên lưng voi. Việc săn hổ và đối diện với những nguy cơ, hiểm họa rình rập đến tính mạng của kẻ đi săn và con hổ luôn luôn được coi là một sự thử thách cho lòng dũng cảm, sự thiện chiến, tinh thần của nhũng người đàn ông và là sự thử thách cho các danh hiệu vinh dự như Dũng sĩ (Ba Đồ, Ba Đồ Lỗ), Chiến binh... nó chính là biểu tượng cho lòng dũng cảm và uy danh. Ở một số nơi như Trung Quốc, Việt Nam hổ cũng được coi là một mối đe dọa cho cuộc sống con người trong khu vực, do đó, những người giết hổ được ca ngợi là anh hùng trừ hại cho dân, bảo vệ sự bình yên của làng bản.

Bên cạnh những ý niệm ngưỡng mộ dành cho hổ thì trong dân gian nhiều nước vẫn tồn tại luồng ý niệm sợ hãi, nỗi khiếp sợ, sự khinh ghét và ý muốn chế phục loài hổ, xuất phát từ nỗi khiếp sợ về sự phá hoại của con hổ đối với con người như là loài vật ăn thịt có bản tính ác độc, hổ hay ăn thịt người, vồ người gây kinh hoàng và gieo rắc tại vạ cho người dân[8] hoặc hoành hoành ăn thịt, giết hại gia súc, vật nuôi của con người, gieo rắc nhiều tai ương cho con người[9][10] do đó người ta sẵn sàng triệt hạ loài hổ.[11][12]

Trên thế giới

Sự phổ biến của con hổ săn bắn như một môn thể thao quý tộc của hoàng gia AnhChâu Âu trong nhiều thế kỷ. Điều này đã khiến cho loài hổ giảm từ 4.000 con xuống 1.800 con ở Ấn Độ[13]

Loài hổ Mãn Châu bị tàn sát trong lịch sử, hiện nay đang có nguy cơ tuyệt chủng

Trong những năm đầu của thế kỷ XX, Hoàng gia Nga đã bắt đầu một kế hoạch để xâm chiếm các vùng đất châu Á nơi sinh sống của hổ Caspian để lấy đất canh tác. Chính quyền địa phương của Nga đã nỗ lực để tiêu diệt con hổ trong lưu vực sông Syr - sông Dariasông Amur - Daria và biển Aral. Quân đội Nga đã được chỉ thị tiêu diệt thẳng tay tất cả các con hổ tìm thấy xung quanh khu vực biển Caspi, dự án đã được thực hiện rất hiệu quả. Sau khi tiêu diệt con hổ Caspian đã gần như xong, những người nông dân theo sau, được thanh toán bù trừ rừng và trồng cây.

Do săn bắn và phá rừng, hổ Caspian dần rút lui, đầu tiên chúng di cư từ vùng đồng bằng tươi tốt để đến các dãy rừng, sau đó chạy đến các đầm lầy xung quanh một số con sông lớn hơn, và cuối cùng cư trú sâu hơn vào những ngọn núi, cho đến khi nó gần như chắc chắn đã bị tuyệt chủng. Các thành trì cuối cùng của con hổ Caspian trong Liên Xô cũ là trong khu vực Tigrovaya Balka, trong Tajikistan. Trong những năm đầu của cuộc Nội chiến Nga, cả hai đạo quân Hồng QuânBạch Vệ đồn trú tại Vladivostok đã thi nhau thực hiện việc gần như xóa sổ những con hổ Siberia tại địa phương. Trong những năm 1920, con hổ đã bị những người Cộng sản tiêu diệt, Các quy định pháp lý hổ săn bắn trong Liên bang Xô viết sẽ tiếp tục cho đến năm 1947, khi việc săn bắn hổ chính thức bị cấm.[14]

Trong năm 1959, trong khi của Trung Quốc thực hiện cuộc Đại nhảy vọt, Mao Trạch Đông tuyên bố rằng Hổ Hoa Nam kẻ thù của con người, và bắt đầu tổ chức và khuyến khích các chiến dịch diệt trừ hổ. Đầu những năm 1960, con hổ của Trung Quốc đã giảm xuống chỉ còn hơn 1.000 con. Một thập kỷ sau, phạm vi của chúng đã giảm xuống còn ba khu vực ở miền nam Trung Quốc, hai trong số nằm tại tỉnh Giang Tây. Có thể thấy số lượng của chúng đã nhanh chóng giảm từ khoảng 4.000 con xuống còn khoảng 200 con năm 1976. Năm 1977 chính phủ Trung Quốc sửa đổi lại luật, và cấm chỉ việc giết hổ hoang, nhưng điều này có lẽ đã quá muộn để có thể bảo vệ nòi này. Hiện tại còn 59 con còn đang bị nuôi nhốt, tất cả đều tại Trung Quốc, nhưng chúng chỉ sinh được có sáu con. Vì thế, tính đa dạng di truyền không được duy trì, làm cho khả năng tuyệt chủng vĩnh viễn trở nên rõ nét.

Vào năm 1986, người ta đã được phát hiện ra rằng những con hổ đã suy giảm nhanh chóng do bị đầu độc, bẫy hoặc bắn và sau đó chuyển lậu ra khỏi Ấn Độ để cung cấp cho các nhà sản xuất thuốc ở Trung Quốc.[15] Vào năm 1992, ngành công nghiệp thương mại đã chi tổng cộng 12,4 triệu đô la cho 200 con hổ đã được săn bắn bởi những kẻ săn trộm. Kể từ thời điểm đó, Trung Quốc đã cấm săn bắn và mua bán hổ. Tuy nhiên, điều này chỉ làm tăng giá trị của con hổ và càng khuyến khích việc săn bắn hổ dữ dội. Ngoài việc săn bắn, để bù đắp cho việc cấm buôn bán các bộ phận hổ, ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào đã bắt đầu thu hoạch hổ bằng cách nuôi hổ. Điều này cho phép họ nuôi hổ nuôi nhốt với mục đích bán các bộ phận của hổ.[16]

Ở Việt Nam

Theo ghi chép của Sử sách thì nghề bắt hổ ra đời từ rất xưa, vào thời phong kiến, không ít lần miền đất xứ Trị Thiên bị hổ dữ hoành hành, vua ở Kinh thành Huế đã phải ban chiếu lệnh triệu người Thủy Ba vào bắt hổ, Làng Thủy Ba thuộc xã Vĩnh Thủy huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị nổi tiếng khắp nước và thế giới bởi nghề bắt hổ. Xuất phát từ việc đối phó với thú dữ, làng Thủy Ba ngày đó đã sinh ra nghề bắt hổ.[17] Năm Nhâm Thìn (1832), ở phường Thiên Thọ nằm phía Tây Kinh thành Huế xuất hiện một con hổ cực kỳ hung dữ, đã giết nhiều người và súc vật của dân chúng. Vua Thiệu Trị đã ra chiếu sức 400 thanh niên trai tráng của Thủy Ba vào bắt hổ[cần dẫn nguồn].

Ở Việt Nam có tập quán đi săn Hổ của người Sán Dìu, từ xa xưa, người Sán Dìu thường đi săn săn Hổ lấy thịt để cải thiện bữa ăn trong gia đình. Họ thường tổ chức đi săn vào dịp nông nhàn, dịp đầu xuân mới hoặc khi phát hiện được con thú lớn là Hổ đi kiếm ăn. Nếu bắn được con Hổ to thì đem về nhà người trực tiếp bắn trúng để làm thịt, và cúng báo mời tổ tiên về ăn mừng để cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho lần sau đi săn bắn được nhiều con Hổ và an toàn hơn. Sau khi cúng xong, họ lấy thịt Hổ ra để chia phần cho người trực tiếp bắn trúng được riêng một vai, đầu và bốn chân, số thịt còn lại chia đều cho những người đi săn, nếu ai có chó đi săn cùng thì được thêm nửa phần của người đi săn. Nếu bắn được Hổ nhỏ thì họ sẽ không chia phần, mà chỉ mang về nhà người trực tiếp bắn trúng, làm thịt, không phải cúng tổ tiên rồi liên hoan một bữa vui vẻ, chúc mừng nhau lần sau sẽ săn được một con Hổ to hơn. Nếu săn được con Hổ và dịp dầu xuân thì người ta tin rằng năm ấy sẽ có sức khoẻ như Hổ, và luôn gặt hái được nhiều thành công, may mắn.[18]

Một con hổ đang bơi

Tại vùng Tây Bắc Việt Nam vào khoảng những năm 1940, thời trước, lang đạo xứ này có những quyền lợi rất lớn trong mường của mình, chuyện săn bắn cũng quy định rất nghiêm ngặt, nếu săn bắn được hổ, phải nộp xương và râu, phần thịt còn lại phải chia phần nhiều cho người có công nhiều, chia ít cho người có công ít, ai làm sai, tạo mường sẽ tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà phạt vạ từ một đến 3 nén bạc, kèm theo rượu thịt, thậm chí nọc cổ ra đánh đòn.[19]

Ở Miền Nam Việt Nam, hổ xuất hiện thường xuyên ở huyện Nhà Bè, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, và những tin tức về hổ không làm người dân hoang mang nữa, mà ngược lại, nó gây hấp dẫn với một số người thích săn bắn. Vào thế kỷ XX, Hoàng tử Henri của Pháp, Thái Tử Đan Mạch Waldemar và Công tước De Montpensier là những khách săn bắn thường xuyên ở Sài Gòn để tìm bắn hổ.[20] trong số các tỉnh cũ như Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Bà Rịa Vũng Tàu… thì Biên Hòa là có nhiều hổ nhất nên, giới thợ săn người Tây từ Sài Gòn quy tụ về đây rất đông. Tuy nhiên, Trung tâm săn hổ ở miền Nam nước Việt là thị xã Ban Mê Thuột chớ không phải là ở vùng Đồng Nai.

Những năm 30 của thế kỷ XX, người Pháp truyền bá vào Việt Nam những thú tiêu khiển mới mang cảm giác mạnh, tại các địa phương khác nhau đã xuất hiện những tay thợ săn chọn săn hổ làm nghề nuôi thân với mức lương rất cao. Nó thu hút nhiều người tham gia và những nhà kinh doanh Pháp, Mỹ, Anh đã thành lập một công ty chuyên phát triển dịch vụ trên mang tên Caffort dành cho nhà giàu, đây là nơi sẽ cung cấp súng săn, lều bạt, trang thiết bị thiết yếu cho bất cứ một người nào có đam mê giáp mặt hổ và tổ chức chỉ thu lợi từ phí của dịch vụ nhà tổ chức không hề để ý đến giá trị của những con hổ bị săn có khi còn vượt cả số tiền họ thu được từ phí dịch vụ. Riêng đối với giới thợ săn, một con hổ dù sống dù chết đều mang lại những món tiền kếch xù. Những săn cọp lúc bấy giờ phần lớn là người Tây lai, chứ ít có người Việt vì họ không được trang bị súng. Chính quyền pháp còn cho thành lập hẳn một trung tâm săn hổ để thu hút người tham gia.

Quan niệm thái quá của con người khiến hổ ở Việt Nam từ xưa đã bị săn bắt ráo riết chẳng kém gì ở những nơi khác trên thế giới, có những người chuyên nghề dọi dấu (tìm dấu vết hổ) của làng Tịnh Yên Đông Tây chuyên đi săn hổ, Săn hổ ở đây đã trở thành nghề cha truyền con nối.[21] Thậm chí đến nay, ở vùng biên giới Quảng Trị - nơi mà người ta tàn sát hổ, coi hổ như kẻ thù và tổ chức săn bắt như ở Làng Thủy Ba. Do hổ thường xuyên thâm nhập vào các bản làng của con người bắt gia súc như trâu bò dê heo và ăn thịt người dân, đây được coi là trận chiến giữa người với mãnh thú mà còn là câu chuyện kể về sức mạnh của người dân Việt chống loài ác thú và chống ngoại xâm… chính quyền, triều đình phong kiến trước đó còn tặng thưởng cho những người săn hổ công với giá trị y học và kinh tế mà hổ đem lại như xương hổ để nấu cao hổ cốt, da hổ để trang trí, bộ móng vuốt, răng của hộ để đeo như những trang sức, pín hổ để tăng cường sinh dục,[22] còn được dùng để trưng bày hoặc làm thành các sản phẩm lưu niệm,[23] điều này dẫn đến những cuộc săn hổ, tàn sát loài hổ.[19][20][24][25][26][27][28][29][30][31][32][33][34][35]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Săn hổ http://www.atimes.com/atimes/South_Asia/HC21Df01.h... http://www.voatiengviet.com/content/interpol-vietn... http://www.vitalstatistics.info/sub-category2.asp?... http://archive.is/KHqOI http://www.thiennhien.net/2007/09/11/nhuc-nhoi-nan... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/dung-cho-tru... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/lan-dau-tien... http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/thu-tuong-dong... http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/lay-... http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/thit...